Mới đây, Cục Quản lý Nhà nước về quy định “chống độc quyền”của Trung Quốc đã phạt Alibaba số tiền khổng lồ, lên tới hơn 18,2 tỷ nhân dân tệ, một con số lớn nhất kể từ khi chính quyền Bắc Kinh áp đặt luật chống độc quyền.
Tuy nhiên một ngày sau,Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), một công ty con của Alibaba đã lên tiếng như thể nói hộ cho biết các nhà quản lý, rằng mức phạt chỉ tương đương 4% doanh thu nội địa trong năm 2019 của công ty, vì Alibaba đã “tự kiểm điểm sâu sắc” và “tích cực chấn chỉnh”.
Tuy nhiên, vấn đề mà thế giới quan tâm nhất chính là điều gì sẽ xảy ra với tài sản truyền thông của Alibaba? Bài phân tích trên Vision Times sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) nói gì?
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông đã đăng một báo cáo vào ngày 11/4, phân tích về các khoản phạt nặng của Alibaba do Cục Quản lý Nhà nước Trung Quốc áp đặt. Trong đó nêu rõ rằng trong tài liệu hơn 120 triệu từ này, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường đã tự vạch ra định nghĩa thị trường, nói rằng Alibaba chiếm hơn 50% thị phần trong nước, có lợi thế mạnh về tài chính và kỹ thuật, khả năng “kiểm soát thị trường mạnh mẽ”, đã lạm dụng các nền tảng thương mại điện tử để áp đảo các nhà kinh doanh.
Theo báo cáo, sau gần 4 tháng điều tra, các cơ quan quản lý đã xác định rằng Alibaba có độc quyền, mặc dù số tiền phạt gấp hơn 3 lần so với số tiền Qualcomm từng bị phạt, tuy nhiên nó chỉ bằng 4% doanh thu của Alibaba trong năm 2019, thấp hơn mức phạt tối đa 10% trong luật chống độc quyền của Trung Quốc.
Về vấn đề này, tờ SCMP cho biết rằng Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường đã xem xét “thời hạn và mức độ” hành vi sai trái của Alibaba, cũng như việc Alibaba biết “tự kiểm điểm sâu sắc” và “tích cực chấn chỉnh”. Do đó, cơ quan quản lý đã không áp dụng hình phạt cao nhất.
Tuy nhiên, bất chấp cách giải thích này của SCMP, thế giới bên ngoài vẫn đặc biệt quan tâm đến tình hình tương lai của Alibaba, đặc biệt là các tài sản truyền thông của công ty này.
SCMP và các tài sản truyền thông khác của Alibaba có thể bị xử lý
Bloomberg đưa tin, các nhà quản lý Trung Quốc được cho là lo ngại về khả năng truyền thông của Alibaba. Bởi nó có sức lan tỏa mạnh trước công chúng, do đó chính quyền Bắc Kinh hy vọng rằng công ty sẽ bán một số tài sản truyền thông, bao gồm cả tờ SCMP cho ĐCSTQ.
Thông tin công khai cho thấy các tài sản truyền thông hiện do Alibaba và Jack Ma kiểm soát là quá lớn, trong đó bao gồm các diễn đàn trực tuyến, phương tiện truyền thông tin tức, các công ty sản xuất, mạng xã hội, công ty quảng cáo.vv. Alibaba cũng nắm giữ hơn một nửa cổ phần của Weibo, đồng thời sở hữu SCMP, Alibaba Pictures và nền tảng nghe nhìn trực tuyến Youku.
Báo cáo chỉ ra rằng sau khi xem xét các tài sản truyền thông của Alibaba, Bắc Kinh đã bị sốc trước quy mô khổng lồ của Alibaba nên muốn Alibaba nhường bớt số tài sản này cho mình.
Theo tin nội bộ thì chính quyền Bắc Kinh đã bắt đầu thảo luận về việc yêu cầu Alibaba bán SCMP vào năm ngoái, mặc dù người mua vẫn chưa được xác nhận nhưng dự kiến nó sẽ được mua bởi một công ty Trung Quốc.
Alibaba và Jack Ma, một kết thúc đáng lo ngại
Như đã đưa tin, từ sau bài phát biểu của Jack Ma chỉ trích hệ thống quản lý của Trung Quốc vào tháng Mười năm ngoái, ông đã liên tục bị chính quyền ĐCSTQ truy đuổi.
Đầu tiên là bị chính quyền hỏi thăm, sau đó đến việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) trị giá 37 tỷ USD của tập đoàn Ant Group bị chính quyền đình chỉ vài ngày trước khi niêm yết.
Và đến tháng 12/2020, Tổng Cục Quản lý Giám sát Thị trường đã khởi xướng một cuộc điều tra về việc Alibaba lạm dụng vị trí thống lĩnh trong thị trường dịch vụ nền tảng bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc.
Bản thân Jack Ma sau đó cũng “biến mất” suốt nhiều tháng, ngay cả chương trình “Anh hùng kinh doanh châu Phi” (Africa’s Business Heroes) do ông đứng đầu, vai trò giám khảo của ông cũng tạm thời bị hủy bỏ. Mãi đến tháng 1 năm nay, Jack Ma mới “lộ diện” trong một video để tham dự lễ trao giải.
Vào tháng 2 năm nay, Tổng cục Giám sát thị trường của ĐCSTQ tiếp tục ban hành “Hướng dẫn chống độc quyền về lĩnh vực kinh tế nền tảng”, gửi tín hiệu tăng cường giám sát đối với các nền tảng Internet.
Vào tháng 3 năm nay, Hồ Hiểu Minh, đột ngột từ chức Giám đốc điều hành của Ant Group vì “lý do cá nhân”. Được biết Hồ Hiểu Minh đã gia nhập Tập đoàn Alibaba từ tháng 6/2005.
Tháng 11 năm ngoái, khi việc niêm yết cổ phiếu của Ant Group tại Trung Quốc và Hồng Kông bị đình chỉ khẩn cấp. Người sáng lập Alibaba là Jack Ma, Tỉnh Hiền Đống và Hồ Hiểu Minh đều đã bị cơ quan quản lý triệu tập. Tất cả những sự kiện trên cho thấy rằng Tập đoàn Alibaba đang bước vào giai đoạn đáng lo ngại.
Theo Vision Times, Tập đoàn Alibaba có nền tảng chính trị sâu sắc chống lưng, bao gồm Hong Kong Boyu Investment do cháu trai của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành điều hành và CITIC Capital của Lưu Lệ Phi – con trai của Lưu Vân Sơn. Reuters từng tiết lộ rằng vào năm 2012, công ty của Giang Chí Thành đã đầu tư 50 triệu USD vào Alibaba, với mức định giá hiện tại, công ty này kiếm được 125 triệu USD từ đó. Vào tháng 8/2013, Boyu Investment, một quỹ đầu tư tư nhân do Giang Chí Thành kiểm soát tiếp tục đầu tư vào Tập đoàn Alibaba.
Nguồn: Internet